Trong khoảng 2 năm đầu đời, trẻ sơ sinh bị cảm lạnh khoảng 6 – 8 lần, theo thống kê của các bác sĩ và chuyên gia y tế. Vậy Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh phải làm sao? hãy tham khảo bài viết tổng hợp dấu hiệu, cách phòng và cách điệu trị trẻ sơ sinh bị cảm cảm lạnh dưới đây:
Mỗi khi bé yêu gặp các vấn đề về sức khỏe, mẹ đều lo lắng và đứng ngồi không yên. Một trong những thời khắc khiến cha mẹ lo lắng nhiều nhất là những lần đầu tiên bé bị bệnh, đặc biệt là những người lần đầu có con và còn ít kinh nghiệm. Đây không phải vấn đề mà các mẹ có thể chủ quan, bởi lần đầu tiên bé mắc dù chỉ là một cơn cảm lạnh thông thường, nhưng nếu không được chăm sóc cẩn thận thì rất dễ để lại biến chứng nguy hiểm.
1. Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị cảm lạnh
Mẹ có thể dễ dàng nhận ra những dấu hiệu cho thấy be so sinh bi cam lanh, đó thường là cảm giác bé bị ngứa họng, sổ mũi, tịt mũi, khó thở, hắt xì liên tục và quấy khóc. Tiếp đó, mẹ sẽ thấy bé bị sưng đau, ngứa họng, bé ho nhiều và sốt nhẹ đến sốt cao. Nếu thấy nước mũi của bé chuyển từ dạng lỏng sang đặc quánh và có màu xanh hoặc màu xanh vàng thì có thể khẳng định bé sơ sinh bị cảm lạnh. Bên cạnh các biểu hiện đặc trưng này, be so sinh bi cam lanh cũng thường chán ăn, bỏ bú mẹ và quấy khóc nhiều về đêm.
2. Phòng ngừa cảm lạnh cho bé sơ sinh
Cảm lạnh là bệnh lý phổ biến và có khả năng lây nhiễm cao nhất trong khoảng 2 – 4 ngày đầu tiên sau khi xuất hiện triệu chứng bé sơ sinh bị cảm lạnh. Trẻ có thể mắc bệnh do hít phải virus trong không khí, hoặc bị lấy từ một bệnh nhân ho và hắt hơi. Hoặc bé chạm tay lên bề mặt bị nhiễm virus và sau đó đưa lên miệng hoặc mũi thì cũng sẽ bị cảm lạnh. Vì vậy các mẹ nên giúp trẻ ngừa bệnh bằng cách:
- – Giữ ấm cơ thể cho bé, đặc biệt trong những ngày trời trở lạnh hoặc thời tiết thay đổi thất thường
- – Giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé, đặc biệt là phần tay của bé vì bé thường đưa tay vào miệng ngậm, mút, dễ làm vi khuẩn xâm nhập đường hô hấp
- – Tránh đưa bé đến các khu vực đông người ,bụi bặm ô nhiễm và có người hút thuốc lá
- – Sau khi ra ngoài về, mẹ và những người trong gia đình cần thay đồ, vệ sinh tay chân sạch sẽ trước khi tiếp xúc với bé. Mẹ cần vệ sinh núm vú sạch sẽ trước khi cho bé bú vì vi khuẩn bên ngoài rất dễ lây sang bé qua tiếp xúc với vú mẹ.
- – Sữa mẹ có rất nhiều chất tự nhiên bảo vệ sức khỏe cho bé, vì vậy trong khoảng 6 tháng đầu đời mẹ nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ.
3. Cách điều trị khi trẻ sơ sinh bị cảm lạnh
Lần đầu tiên và những lần sau đó be so sinh bi cam lanh, mẹ không nên quá lo lắng, mẹ cần bình tĩnh và làm theo các cách sau đây để giúp bé nhanh hết những triệu chứng khó chịu làm bé quấy khóc, khó thở.
Bé sơ sinh bị cảm lạnh thường đi kèm các triệu chứng ngạt mũi, khó thở hoặc sổ mũi liên tục. Các bé đa phần thở bằng đường mũi nên mẹ cần chú ý chia nhỏ số lần cho bé bú, không để bé bú một hơi quá dài dễ làm bé sặc và nôn trớ. Lúc này, mẹ cần kê cao đầu bé để giúp bé dễ chịu, dễ thở hơn. Mẹ cần tránh hút mũi trực tiếp bằng miệng vì không đảm bảo vệ sinh, dễ truyền vi khuẩn sang cho bé và dễ làm tổn thương mũi bé. Với các bé trên 6 tháng tuổi, mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi y tế đã được tiệt trùng để hút sạch dịch và đờm trong mũi bé ra ngoài.
Mẹ nên dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi cho bé hàng ngày. Nhất là khi bé sơ sinh bị cảm lạnh, mũi bé sẽ có rất nhiều dịch gây tắc mũi, khó thở, nhỏ nước muối sinh lý có tác dụng làm lỏng dịch, giúp mẹ dễ dàng hút hết dịch mũi bé ra ngoài.
Một trong những điều cần nhớ mỗi khi be so sinh bi cam lanh là phải cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng cho cơ thể bé. Mẹ có thể bổ sung nước hao hụt cho bé bằng cách cho bé bú nhiều hơn, uống thêm nước và sữa công thức. Mẹ cũng cần ăn uống đầy đủ và uống nhiều nước để có đủ sữa cho bé.
Ngoài ra, mẹ không nên giữ bé trong phòng quá ấm và kín mà nên sử dụng máy làm ẩm không khí để cân bằng độ ẩm cần thiết và giúp làm mềm đường hô hấp, bé sẽ có khả năng thở dễ dàng hơn.
4. Khi nào mẹ cần đưa trẻ sơ sinh bị cảm lạnh tới khám bác sĩ?
Nếu bé sơ sinh mới chớm có các dấu hiệu bị cảm lạnh, mẹ có thể áp dụng các biện pháp trị cảm trẻ em tại nhà bằng các phương pháp trên, với các bé có sức đề kháng và hệ miễn dịch khỏe, cơ thể bé và sữa mẹ sẽ tự điều chỉnh lại khoẻ mạnh bình thường. Nhưng với các trường hợp bé bị sốt cao, cụ thể là trên 38 độ C với trẻ dưới 3 tháng tuổi và trên 39 độ C với trẻ trên 6 tháng tuổi, mẹ cần đưa bé tới khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Một số loại thuốc kháng sinh được dùng cho trẻ sơ sinh bị cảm lạnh nhưng tuyệt đối phải tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Mẹ không được tự ý mua thuốc cảm lạnh hoặc dùng thuốc cảm lạnh người lớn cho bé sơ sinh vì hậu quả để lại rất nặng nề, nhất là bé dưới 6 tháng tuổi. Nếu đượb bác sĩ tư vấn và đồng ý, mẹ có thể cho bé dùng thuốc paracetamol dạng lỏng và ibupropen dạng lỏng để giúp làm giảm sốt và đau họng.
Trên đây là những chia sẻ về cách phòng tránh và điều trị khi bé sơ sinh bị cảm lạnh, hi vọng rằng các mẹ sẽ có hướng chăm sóc hiệu quả giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh.