Enzyme papain là enzyme còn được biết đến với một số tên gọi khác như: papaya peptidase hay cysteine proteinase. Đây là một loại enzyme có nguồn gốc thực vật, do có khả năng xúc tác cho phản ứng thủy phân chất đạm hay protein nên được xếp vào nhóm các enzyme protease.
Enzyme papain hay được gọi là là enzyme đu đủ (papaya carica) vì là thành phần chính có trong nhựa của loài cây này. Vì là thành phần của nhựa cây nên papain có mặt ở khắp các bộ phận, tuy nhiêm hàm lượng ở các bộ phận thì không giống nhau. Enzyme papain thường được sản xuất từ quả đu đủ xanh do hàm lượng ở đây là lớn nhất.
Về hoạt tính, enzyme papain có thể xúc tác cho các phản ứng phân cắt protein thành các chuỗi peptide mạch ngắn hơn hoặc tạo ra các acid amin đơn phân tử. Enzyme này có thể thủy phân hầu hết các liên kết peptid trong phân tử protein, trừ một số liên kết như liên kết với proline hay với axit glutamic có nhóm acid (COOH) tự do. (papain giúp hỗ trợ tiêu hóa)
Ở điều kiện thường thì enzyme papain có màu trắng tan ít trong nước. Enzyme này được ứng dụng nhiều trong đời sống hiện nay do có nhiều ưu điểm nổi bật như: nguồn gốc thực vật, hoạt lực mạnh, có thể hoạt động trong nhiều điều kiện khác nhau, khoảng nhiệt độ và pH hoạt động rộng…
Enzyme papain có một số tác dụng, lợi ích cho sức khỏe của người sử dụng đã được chứng minh là: hỗ trợ tiêu hóa, chống viêm giảm đau, tác dụng kháng khuẩn, giúp thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương, giảm các triệu chứng của bệnh zona…
Enzyme papain được ứng dụng khá nhiều trong lĩnh vực dược phẩm và chăm sóc sức khỏe. Bên cạnh đó enzyme này cũng được ứng dụng rộng rãi trong một số lĩnh vực khác như: mỹ phẩm làm đẹp, ngành chăn nuôi, thú y thủy sản, ngành dệt may, thuộc da, ngành sản xuất chất tẩy rửa, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường…
Enzyme papain giúp kháng khuẩn tốt không?
Ngoài ra, enzym papain còn có tác dụng kháng khuẩn cũng được ứng dụng khá nhiều trong cả lĩnh vực dược phẩm chăm sóc sức khỏe và lĩnh vực mỹ phẩm chăm sóc da.
Theo nghiên cứu, enzyme papain có khả năng loại bỏ các loại vi sinh vật gây bệnh nhờ khả năng phá hủy protein trong lớp màng tế bào của chúng. Từ đó papain giúp kháng khuẩn ngăn ngừa sự lây nhiễm vi sinh vật, ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng xảy ra trong cơ thể.
Papain giúp chống viêm giảm đau như thế nào?
Bên cạnh tác dụng hỗ trợ tiêu hóa thì tác dụng chống viêm giảm đau của enzyme papain cũng là tác dụng quan trọng thường được ứng dụng trong ngành chăm sóc sức khỏe. Cụ thể thì nhờ tác dụng giảm đau chống viêm này mà enzyme papain được dùng làm thành phần của một số loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng.
Khả năng chống viêm và giảm đau của enzyme papain được các nhà khoa học đánh giá cao là có thể gần như tương đương với một số loại thuốc chống viêm thường dùng trong lĩnh vực dược phẩm.
Theo các chuyên gia tác dụng của enzyme papain giúp chống viêm giảm đau hiệu quả nhất là khi sử dụng cho người bị sưng đau do va đập, chấn thương, viêm họng, viêm khớp, viêm dây thần kinh…
Bên cạnh đó thì tác dụng chống viêm giảm đau này cũng có thể ứng dụng được trong các loại mỹ phẩm chăm sóc da. Sử dụng enzyme papain trong mỹ phẩm còn có tác dụng loại bỏ tế bào da chết, tăng nhanh quá trình phục hồi những tổn thương ngoài da…
Papain giúp hỗ trợ tiêu hóa có hiệu quả không?
Papain là enzyme có hoạt tính xúc tác cho phản ứng thủy phân chất đạm nên hỗ trợ tiêu hóa là một trong những tác dụng quan trọng nhất của enzyme này.
Trong cơ thể của con người chúng ta, tiêu hóa là một hệ cơ quan thường gặp phải những vấn đề bất thường vì phải liên tục tiếp xúc với những loại thức ăn hoặc nước uống từ bên ngoài vào. Do đó , hệ tiêu hóa cũng dễ bị rối loạn, xảy ra viêm nhiễm hay có thể mắc các bệnh lý khác nhau.
Tại hệ tiêu hóa, các loại thức ăn sẽ được nghiền nhỏ và phân giải thành các chất dinh dưỡng để hấp thu vào máu, đồng thời đào thải chất cặn bã ra bên ngoài. Do đó các enzyme tiêu hóa thức ăn có vai trò vô cùng thiết yếu. Tuy nhiên cơ thể không phải lúc nào cũng thường xuyên bài tiết ra ổn định các enzyme tiêu hóa này.
Nếu cơ thể thiếu hụt các enzyme protease thì sẽ không có khả năng tiêu hóa chất đạm và hấp thu acid amin. Lúc này sự bổ sung enzyme protease như enzyme papain từ bên ngoài vào sẽ rất cần thiết.
Bổ sung enzyme papain sẽ không chỉ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn mà còn giúp cải thiện các tình trạng đầy bụng, khó tiêu, chán ăn, mất cảm giác ngon miệng. Ngoài ra, enzyme papain còn được nghiên cứu là có tác dụng giảm tình trạng táo bón, nhất là ở những trường hợp bị hội chứng ruột kích thích hay bệnh đại tràng co thắt (IBS).
Theo: papain