Mang thai và sinh con là một thiên chức của người phụ nữ, đến tuổi trưởng thành và lập gia đình thì chị em nào cũng phải nghĩ đến. Tuy nhiên việc mang thai không hề đơn giản như chúng ta tưởng. Cuộc sống càng hiện đại càng tiềm ẩn những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của các chị em. Dưới đây là những lưu ý dành cho chị em trước khi quyết định mang thai.
Chị em có thể trạng quá gầy
Theo các nhà khoa học cơ thể phụ nữ cần phải có chất béo nhất định mới có thể duy trì được trao đổi sinh lý bình thường. Nếu chất béo quá ít dễ gây ra tắc kinh. Cần chú ý thể trọng, cân bằng, hài hòa ăn uống và vận động thích hợp, làm cho thể trọng luôn được duy trì ở trong phạm vi bình thường.
Xem thêm:
kế hoạch hóa gia đình là gì |
hút điều hòa kinh nguyệt hết bao nhiêu tiền |
Tuổi của nam giới quá lớn
Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy nam giới qua tuổi 40 mới có con thì nguy cơ sinh con dị tật cao gấp 20 lần so với nam giới có con trước tuổi 40.
Bố ở tuổi 30, mẹ ở tuổi từ 24-28 thì có khả năng sinh ra những đứa con thông minh và mạnh khỏe là rất lớn.
Người đang mắc bệnh phụ khoa
Viêm âm đạo là bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới. Không ít phụ nữ khi chưa chữa khỏi bệnh đã mang bầu. Tuy nhiên, nếu mang bầu lúc đang bị viêm nhiễm phần phụ có thể khiến thai nhi bị dị tật, nhiễm trùng ối, nhau thai bong non…Cần chữa trị tích cực và khi bệnh khỏi hẳn mới thụ thai.
Môi trường làm việc độc hại
Làm việc dưới đường dây cao áp, trạm biến thế, trạm phát sóng điện thoại, trạm rada, tháp phát xạ điện từ, phòng thí nghiệm nghiên cứu chất độc và người tiếp xúc với chì, thủy ngân, mangan, thuốc tan hữu cơ, hợp chất phân tử cao…có nguy cơ bị tổn thương tinh trùng và trứng.
Nên tránh xa môi trường làm việc 6 tháng trước khi quyết định thụ thai.
Táo bón mãn tính
Tính chất công việc như ngồi nhiều, ít vận động, tinh thần căng thẳng, chế độ ăn không đảm bảo có thể gây ra táo bón. Táo bón lâu ngày có thể gây viêm buồng trứng do vi khuẩn tồn tại lâu trong ruột xâm nhập qua các mao mạch.
Hàng ngày cần uống nhiều nước, vận động nhiều, ăn nhiều chất xơ và hoa quả rau xanh… giúp cải thiện táo bón mãn tính.
Chọn mùa mang thai không thích hợp
Thời kỳ đầu mang thai chính là giai đoạn thần kinh của thai nhi phát triển và hình thành. Nếu thụ thai trong mùa đông quá lạnh, mùa hè quá nóng hoặc đầu xuân đều không có lợi cho não của thai nhi phát triển.
Vừa sinh con bị dị tật lại lập tức mang thai
Nhiều phụ nữ sinh con lần trước bị dị tật hoặc sẩy thai nhiều lần, nhưng họ vẫn kiên trì tiếp tục sinh con. Nếu nguyên nhân gây ra con bị dị tật vẫn tồn tại, ví dụ như tuổi sinh nở quá lớn, viêm nhiễm vi khuẩn, nhiễm sắc thể dị thường… thì khả năng người con tiếp theo bị dị tật vẫn là rất lớn. Cần thăm khám sức khỏe trước khi mang thai lần nữa.
Mang thai trong thời kỳ sinh lý thấp
Khi người phụ nữ hay đàn ông ở trong trạng thái cao trào, thể lực dồi dào, tâm trạng ổn định, vui vẻ, tư duy nhanh nhẹn, trí nhớ tốt, phản ứng nhanh nhạy, giàu sức sáng tạo và sức đề kháng rất mạnh. Lúc này mang thai sẽ sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh, trí lực tốt. Ngược lại khi cơ thể dễ mệt mỏi, tâm trạng không ổn định, làm việc hiệu suất thấp, khó tập trung, hay quên và khả năng phán đoán thấp thì có nguy cơ sinh ra đứa trẻ thể chất yếu, trí lực không hoàn thiện.
Khi chuẩn bị mang thai, vợ chồng nên chọn quãng thời gian mà cả hai vợ chồng đều ở trong trạng thái nhịp sinh lý tốt nhất, cần tránh quãng thời gian có nhịp sinh lý thấp.
Nếu chị em quan tâm đến việc thăm khám và điều trị các bệnh lý phụ khoa, nạo phá thai an toàn…vui lòng liên hệ đến đường dây nóng : 038.5990.114 để được các bác sĩ Phòng khám đa khoa Thiện Hòa tư vấn và điều trị.
Nguồn: http://phathai.org/kien-thuc-mang-thai/244-khi-nao-chi-em-khong-nen-mang-thai.html