1. Broken là gì?
Trong quá trình sử dụng website hay SEO chúng ta sẽ rất ít khi bắt gặp cụm từ Broken hay broken link. Vậy Broken là gì, broken link là gì. Nếu như broken là bị hỏng, thì broken link là liên kết bị hỏng hay liên kết bị gãy.
Bạn có biết Broken là gì?
Trong quá trình làm SEO hay sử dụng website bạn sẽ được nghe đến các thuật ngữ khác như link death, link breaking hay link rot thì đó chính là những tên gọi khác của broken link. Chỉ là tên gọi khác nhau nhưng đều đều dùng để mô tả về trạng thái của liên kết khi trỏ đến nguồn tài nguyên khác hay một website khác mà không còn tồn tại và xuất hiện trên internet nữa.
Hiểu một cách đơn giản đó là tất cả các liên kết đã chết, liên kết không tồn tại và người dùng không truy cập được vào các liên kết này nữa, đó chính là các broken link. Dấu hiệu phổ biến thường gặp đó là trình duyệt báo lỗi 404. Chính vì vậy bạn nên thường xuyên kiểm tra và loại bỏ các broken link ra khỏi website của mình.
2. Nguyên nhân xuất hiện tình trạng Broken link
- Nguyên nhân đầu tiên có thể là do sự thay đổi cấu trúc của trang web, từ đó dẫn đến một hệ quả là tất cả các trang con trên website sẽ bị thay đổi đường dẫn. Chính vì vậy mà các liên kết cũ trên trên web đó trở thành các link gãy nếu như không có sự điều chỉnh cũng như thay đổi các các liên kết này.
- Khi trích dẫn liên kết từ một trang khác để bổ sung cho nội dung trên trang web của mình, liên kết này bị chuyển đổi từ chế độ xem miễn phí sang trả phí hay đăng nhập ới có thể xem được nội dung, tên miền hết hạn…. thì những liên kết này sẽ trở thành liên kết gãy.
- Một nguyên nhân được cho là phổ biến nhất đó là tên miền chứa liên kết bị hết hạn.
- Sự thay đổi về mặt trạng thái, chế độ hiển thị của các liên kết
- Broken link xuất hiện đối với một số trường hợp sử dụng bị chặn bởi hệ thống tường lửa hay bộ lọc nội dung.
Trong số các nguyên nhân dẫn đến link gãy, link chết trên thì việc thay đổi cấu trúc website đang được xem là một trong những nguyên nhân nguy hiểm nhất và đáng lưu ý nhất. Sự thay đổi cấu trúc website sẽ dẫn đến tình trạng các liên kết bị gãy hàng loạt nếu như các bạn không có sự thay đổi về mặt cấu trúc website của mình.
Cần xây dựng hệ thống liên kết hoạt động tốt để không còn tình trạng Broken
3. Ảnh hưởng của Broken link đến website
Broken link đang ảnh hưởng đến khá nhiều vấn đề trên một website, trong đó gồm có SEO, trải nghiệm của người sử dụng cũng như tình hình phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp.
Ngăn cản quá trình thu thập dữ liệu tìm kiếm
Đối với các dữ liệu tìm kiếm, quá trình hoạt động và thu thập dữ liệu xoay quanh các vấn đề liên kết. Có nghĩa là khi truy cập vào bất kỳ một trang web nào và thu thập dữ liệu trên đó và thu thập hoàn tất sẽ tiếp tục đi đến liên kết khác trên cơ sở liên kết cũ.
Điều này đồng nghĩa với việc khi một trang web của bạn xảy ra hiện tượng broken link thì dữ liệu tìm kiếm cũng đi theo broken link để đến một trang web khác. Tuy nhiên broken link này chính là một trang đã bị gãy, dữ liệu tìm kiếm sẽ đi đến một trang trắng thông tin và sẽ không có dữ liệu để thu thập. Điều đó sẽ khiến các dữ liệu trên web của bạn sẽ không được thu thập và hoạt động một cách nhanh chóng, mang lại hiệu quả cao.
Thứ hạng website bị tụt hạng
Nếu website xuất hiện broken link thì đây là nguyên nhân chính khiến cho những trải nghiệm tuyệt vời của người dùng trên website bị giảm nhanh chóng. Chính vì vậy mà bạn cũng đừng ngạc nhiên khi có nhiều website xuất hiện tình trạng broken link. Dù bạn có đầu tư nhiều như thế nào thì các dự án seo thì website của bạn không thể xuất hiện ở những vị trí đầu công cụ tìm kiếm như bạn mong muốn.
Thứ hạng và doanh thu của doanh nghiệp sẽ giảm khi xuất hiện tình trạng broken link
Broken link ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng
Khi người sử dụng truy cập vào website của bạn mà gặp phải tình trạng Broken link và được chuyển đến một trang không tồn tại và bị báo lỗi nhiều lần thì chắc chắn bạn sẽ không hài lòng.
Hậu quả là thời lượng tương tác của người sử dụng bị giảm sút, thậm chí người sử dụng sẽ từ chối truy cập vào những lần sau đó. Bên cạnh đó link chét còn làm giảm giá trị của việc xếp thứ hạng của một liên kết. Để hạn chế rủi ro và khắc phục tình trạng trên thì bạn nên kiểm tra trạng thái của các link, nhất là những link đang có thứ hạng cao trên trang tìm kiếm.
Doanh thu giảm
Khi sự tương tác của khách hàng trên website giảm, tỷ lệ thoát khỏi trang tăng đồng nghĩa với đó là thứ hạng tụt giảm thì tình hình phát triển kinh doanh của doanh nghiệp giảm đi một cách đáng kể và doanh thu cũng giảm theo.
Với những thông tin mà bài viết cung cấp đã giúp bạn hiểu thêm về broken là gì và các broken link xuất hiện gây nên nhiều tác động tiêu cực đến sự phát triển website của các doanh nghiệp. Chính vì vậy hãy thường xuyên kiểm tra và xác định lỗi của các liên kết trên web để có được chiến lược phát triển SEO thành công nhất. Chúc các bạn thành công!
xem thêm: