Tác phẩm âm nhạc ở đây có thể là bài hát, đoạn nhạc,… mà tác giả sáng tạo ra hoặc sở hữu. Tác phẩm âm nhạc được nhà nước bảo hộ.
Việc xâm phạm bản quyền tác giả âm nhạc ở Việt Nam đang xảy ra rất phức tạp, nhất là đối với thời đại 4.0 như hiện nay thì vấn đề này càng trở nên nghiêm trọng, bị xâm phạm và sử dụng tràn lan.
Vậy để làm sao có thể bảo đảm tốt nhất quyền lợi của mình đối với tác phẩm âm nhạc mà mình sáng tạo ra hoặc sở hữu nó thì việc đăng ký bản quyền tác phẩm âm nhạc là việc làm thiết thực và cần thiết.
Việc đăng ký bản quyền tác giả âm nhạc phải được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Việc đầu tiên cho việc đăng ký bản quyền cho tác phẩm âm nhạc của bạn đó là chuẩn bị hồ sơ đăng ký. Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả âm nhạc bao gồm các tài liệu sau:
– Tên tác phẩm và ngày hoàn thành tác phẩm
– Nội dung chính của tác phẩm.
– Thời gian, địa điểm công bố tác phẩm âm nhạc (nếu đã công bố)
– Bản sao chứng minh nhân dân của tác giả
– Tờ khai đăng ký bản quyền tác giả
– Quyết định giao việc cho tác giả sáng tạo ra tác phẩm hoặc hợp đồng thuê sáng tạo ra tác phẩm
– 02 bản sao tác phẩm âm nhạc
– Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả
– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung.
– Giấy cam đoan của tác giả
– Giấy uỷ quyền (nếu ủy quyền cho cá nhân hoặc đơn vị khác thực hiện)
Khi chuẩn bị hồ sơ xong bạn nộp tại phòng đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan, Cục Bản quyền tác giả tại Hà Nội hoặc văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh và TP. Đà Nẵng hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú
Sau khi nộp chờ cục thẩm định xem xét và nộp các khoản lệ phí theo quy định. Nếu không có vấn đề gì thì bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc của mình. Nếu còn điều gì chưa hiểu liên hệ tổng đài 1900 8698 để được tư vấn chi tiết
>>Có thể bạn quan tâm: Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả sách