Cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên theo kiểu Nhật khoa học tốt nhất hiện nay đang được đông đảo các mẹ Việt áp dụng cho bé yêu của mình trong những ngày tháng đầu đời làm quen với thức ăn. Ăn dặm là một giai đoạn cực kỳ quan trọng đối với các bé bởi vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như sự phát triển tâm lý ăn uống của con.
Vì vậy các mẹ cần chú ý tìm hiểu phương pháp cách thức giúp bé ăn dặm an toàn hiệu quả nhất. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ hướng dẫn cho các mẹ áp dụng phương pháp cho bé ăn dặm theo kiểu người Nhật đã rất thành công, hãy cùng tham khảo để có thêm kinh nghiệm chăm sóc nuôi dưỡng con nhỏ nhé!
1. Cách cho bé ăn dặm kiểu Nhật
Ở Nhật, việc cho bé ăn dặm bắt đầu từ khá sớm. Theo truyền thống, sau khi sinh 100 ngày, các bé ở Nhật sẽ được mẹ tập cho ăn dặm. Cho con ăn dặm ở Nhật chủ yếu chú trọng đến việc giúp bé làm quen với mùi vị thức ăn, phát triển khả năng vị giác của bé. Vì vậy, mỗi ngày, mẹ chỉ cho bé ăn 1 bữa. Sữa vẫn là bữa ăn chính trong ngày của trẻ.
Tùy theo sự phát triển của bé mà các mẹ sẽ quyết định thời gian cho con ăn dặm. Thông thường, 5-6 tháng tuổi là thời gian phù hợp để con bắt đầu ăn dặm. Khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật, mẹ nên lưu ý những điều sau:
- Bữa ăn của bé sẽ đủ 3 nhóm thực phẩm: tinh bột, đạm và vitamin theo chuẩn “vàng- đỏ -xanh”.
- Cho trẻ bắt đầu với cháo pha loãng theo tỷ lệ 1:10. Độ đặc của cháo sẽ tăng dần theo tuổi của bé.
- Không thêm gia vị vào thức ăn của con
- Những món ăn này sẽ được thường xuyên thay đổi để bé quen dầu với nhiều loại thực phẩm khác nhau.
- Khi giới thiệu món ăn mới cho trẻ, mẹ nên thử trong khoảng 3-4 ngày
- Dù sẽ bẩn và tung tóe thức ăn khắp nơi, nhưng mỗi bữa mẹ nên tập cho bé sử dụng muỗng.
- Tập cho bé ăn đúng bữa và khi biết ngồi nên để bé ngồi ăn chung với ba mẹ.
- Không thúc ép trẻ ăn
Bữa ăn dặm nên được tách ra riêng biệt so với cữ sữa của bé. Một phần là để cho bé nhận thức được đó là ăn dặm, phần khác quan trọng hơn là để phòng ngừa khả năng rối loạn tiêu hóa có thể xảy ra nếu kết hợp thực phẩm nào đó với sữa.
Danh sách thực phẩm gợi ý
- Nhóm đạm: Lòng đỏ trứng luộc, sữa chua trắng (không có vị gì, không đường), phô mai, đậu phụ, cá thịt trắng.
- Nhóm đường bột : Gạo, bánh mỳ, mỳ, khoai tây, khoai lang, chuối.
- Nhóm vitamin và chất khoáng: Rau chân vịt, bắp cải, cải thảo, rau diếp, bông cải xanh, súp lơ, cà rốt, củ cải, bí đỏ, cà chua, dâu tây, táo
2. Thời gian phù hợp cho bé ăn dặm
Thời gian cho ăn hay được khuyên là 9 – 10h sáng, thời điểm bé tỉnh táo và dễ dàng hợp tác. Tuy nhiên giờ ăn có thể thay đổi để phù hợp với lịch sinh hoạt của từng gia đình.
Một gợi ý là cho bé ăn gần hoặc trùng giờ với giờ ăn của cả nhà để bé có thể hưởng niềm vui ăn uống cùng mẹ và mọi người. Cần lưu ý tới các giấc ngủ của bé, tránh cho bé ăn trong lúc ngái ngủ dễ khiến bé không thoải mái.
>>> Tham khảo: Top thực phẩm bổ nhưng không an toàn cho trẻ độ tuổi ăn dặm
3. Những lưu ý khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật
- Tất cả đều bắt đầu với lượng là 1 thìa (5ml) trong mỗi lần giới thiệu thực phẩm mới cho bé.
- Nên chọn cháo nghiền là món ăn đầu tiên để cho bé tập ăn dặm do đặc tính lành và mềm, mùi vị trung tính của gạo.
- Đây mới là giai đoạn tập ăn và nếm thử mùi vị, do đó nếu như lượng ăn của bé không được như mong đợi thì mẹ cũng cần phải rất kiên nhẫn và kiên định.
- Chỉ cho bé ăn từng thực phẩm mới mỗi lần, không được trộn lẫn để có thể biết được nguyên nhân gây ra dị ứng.
Hy vọng với cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên theo kiểu Nhật khoa học tốt nhất trên đây sẽ giúp cho quá trình ăn dặm của bé trở nên dễ dàng tiện lợi hiệu quả hơn cho cả mẹ lẫn bé. Đây là phương pháp mang lại hiệu quả cao cho các bé ăn dặm lần đầu đã được nhiều mẹ áp dụng và công nhận hiệu quả.
Chúc mẹ và bé thành công bé yêu luôn phát triển khỏe mạnh toàn diện!