(Thethaovanhoa.vn) – Có những thành phố trên thế giới nổi tiếng, thậm chí kiếm bộn tiền mỗi mùa lễ hội như Rio De Janero hay Munich.Có những quốc gia làm thương hiệu du lịch bằng lễ hội đặc trưng, như Thái Lan, hay Nhật Bản. Đã đến lúc, không thể coi du lịch lễ hội chỉ là vai phụ.
Làm giàu nhờ…hội hè
Trang www.cnbc.com hồi tháng 2/2017, ngay trước thềm carnival Rio de Janeiro lớn nhất thế giới của Brazil đã có bài viết: Nền kinh tế Brazil nóng lên vì Rio Carnival. Thậm chí chính phủ nước này còn hy vọng, lợi nhuận từ nguồn khách đến với lễ hội sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế của quốc gia trong năm 2017.
Với một lượng khách khổng lồ khoảng 6,6 triệu lượt năm 2016, chỉ riêng carnival đã đem về cho nền kinh tế Brazil 6,2 triệu đô la, tăng khoảng 6,2% so với năm 2015.
Có nguồn gốc xuất xứ từ thế kỷ 18, carnival Rio de Janeiro đã trở thành lễ hội lớn nhất trên thế giới, với khoảng 587 sự kiện tiệc tùng trên đường phố được tổ chức tại thành phố từ giữa tháng Một đến giữa tháng Hai hàng năm. Với lượng du khách đổ về thành phố đông như vậy, các khách sạn và nhà hàng mùa carnival đương nhiên hốt bạc.
Một điển hình khác cho việc làm giàu nhờ lễ hội là Munich (Đức) với lễ hội bia Oktoberfest. Kéo dài từ 16/9 đến 3/10 và thu hút một lượng khách khổng lồ (trung bình khoảng 6 triệu khách), Oktoberfest đã trở thành liên hoan ẩm thực, văn hóa lừng danh, tiếng tăm vượt khỏi biên giới Đức.
Hàng năm, lễ hội có tuổi đời hơn 200 năm này tiêu thụ tầm 6-7 triệu lít bia(ước tính lượng bia này đủ để đổ đầy 3 bể bơi chuẩn Olympic, hàng trăm ngàn con gà nướng.Khoảng 140 nhà hàngcung cấp đồ ăn cho lễ hội. Bên cạnh bia và đồ ăn, du khách tham dự Oktoberfest có thể giải trí bằng những trò chơi mạo hiểm ngay trong khu trại tổ chức lễ hội.
Ước tính, hàng năm lễ hội mang lại cho thành phố Munich hàng chục nghìn việc làm và doanh thu đạt hơn một tỷ Euro. Người Đức rất tự hào về “đặc sản du lịch” này của mình và xem lễ hội bia Oktoberfest là “lễ hội bia vĩ đại nhất trong các lễ hội bia” của thế giới.
Nhìn từ Rio de Janeiro và Munich, thấy du lịch lễ hội giống như mỏ vàng bất tận mà nếu biết cách làm thì ngành du lịch của cả một quốc gia có thể an nhiên hưởng lợi mà không cần buồn phiền oán trách thiên nhiên chẳng ưu ái.
Nâng vai phụ thành diễn viên chính
Việt Nam rất giàu tiềm năng du lịch lễ hội. Cứ nhìn vào con số hơn 8000 lễ hội mỗi năm, tính ra trung bình mỗi ngày người Việt có 22 lễ hội, mỗi giờ có 1 lễ hội, và có những lễ hội lớn như Lễ hội đền Hùng năm 2016 đón khoảng 7 triệu lượt khách trong 5 ngày thì đủ thấy, sức hút của du lịch du lịch lễ hội và mức doanh thu mà nó có thể đem lại có thể “khủng” đến thế nào.
Nhìn một cách tích cực, mảnh đất màu mỡ đó dù chưa nhiều người khai thác một cách bài bản để đẩy du lịch lễ hội trở thành thương hiệu của du lịch Việt Nam, thì cũng đã và đang có những hạt mầm làm du lịch lễ hội thành công.
Đà Nẵng là một điển hình. Không khó để hiểu vì sao Tổ chức du lịch thế giới vinh danh thành phố này là “Thành phố lễ hội và sự kiện hàng đầu châu Á 2016”. Là bởi đến Đà Nẵng, thể nào cũng được dự một lễ hội, một sự kiện nào đó. Khi thì là lễ hội đua thuyền buồm, lúc lại tổ chức thi Marathon quốc tế, Đại hội Thể thao Bãi biển châu Á…Xã hội hóa Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng – DIFF- Đà Nẵng đang hướng tới mục tiêu trở thành một thành phố pháo hoa, một điểm hẹn ánh sáng mỗi khi mùa hè đến.
Nhưng cũng chẳng cần đợi tới mùa hè, bởi mùa nào thì đến những khu du lịch nổi tiếng của thành phố này như Sun World Ba Na Hills, du khách cũng có thể say sưa hội hè. Ngày nào Bà Nà Hills cũng có carnival đường phố. Thương hiệu vui chơi giải trí thuộc Tập đoàn Sun Groupcũng cho ra đời những lễ hội độc đáo có một không hai ở Việt Nam như Lễ hội bia B’estival gợi nhắc Oktoberfest ở nước Đức xa xôi, Lễ hội rượu vang nhuốm màu nước Pháp, hay Lễ hội Halloween huyền bí, Lễ hội Giáng sinh rộn ràng…
Ngay trong thành phố, Sun World Danang Wonders cũng liên tục thết đãi du khách các món phụ là những lễ hội, sự kiện. Từ Lễ hội hạt ngọc trời đến Lễ hội đèn lồng mỗi trung thu, hay Lễ hội Hanami, Color Me Run… không có lúc nào du khách cảm thấy buồn ở thành phố đáng sống nhất Việt Nam.
Ngược ra phía Bắc, nơi được coi là mảnh đất của lễ hội, cũng đã thấy nhiều điểm đến chuyển mình, tìm cách ghi dấu ấn thương hiệu bằng những lễ hội đặc sắc.
Như Hạ Long chẳng hạn. Trải qua 9 mùa lễ hội, carnival Hạ Long đã trở thành một sản phẩm du lịch độc đáo, một thương hiệu của du lịch Quảng Ninh. Sự góp mặt của những khu du lịch mới như Sun World Ha Long Complex, với những lễ hội đa sắc màu, được tổ chức khá quy mô, bài bản như Lễ hội mặt trời mọc, Đại nhạc hội Rực rỡ Hạ Long… cũng khiến điểm đến Hạ Long ngày càng trở nên hấp dẫn hơn trong mắt du khách.
Còn ở Sa Pa, Lào Cai, khi nhìn lượng du khách tấp nập trảy hội tại những lễ hội mang đậm sắc màu Tây Bắc như Lễ hội Khèn hoa và Không gian văn hóa Tây Bắc, Lễ hội hoa đỗ quyên, hay Lễ hội Ẩm thực và không gian văn hóa Tây Bắc liên tục được tổ chức bởi Khu du lịch Sun World Fansipan Legend, mới thấy, lễ hội không chỉ là một hoạt động gia tăng trải nghiệm cho một điểm đến mà hoàn toàn có thể làm nên thương hiệu độc đáo cho điểm đến đó.
Thậm chí, một lễ hội hoàn toàn có đủ tiềm lực để có thể trở thành sản phẩm chính độc lập, gia tăng lượng khách, tạo nguồn thu lớn cho một địa danh du lịch chứ không nhất thiết cứ phải đóng mãi vai phụ. Nhưng để đưa vai phụ trở thành diễn viên chính, cần lắm những đạo diễn tài ba.
PTTT